Đọc vị bất kỳ ai: Học cách thấu hiểu tâm can người khác

Đọc Vị Bất Kỳ Ai là quyển sách tâm lý chỉ dẫn cho chúng ta cách nhận biết suy nghĩ của một người nào đó khi ta tiếp xúc với họ trong cuộc giao tiếp. Đọc Vị Bất Kỳ Ai tuy là một quyển sách tâm lý nhưng lại dễ đọc vì nội dung của nó xen kẽ từ những bài học thực tế là những câu chuyện ví dụ, những tình huống mà tác giả David J. Lieberman đưa ra giúp bạn có thể dễ dàng nghiền ngẵm một cách sâu sắc hơn về tác phẩm.

Nói là dễ đọc nhưng tôi phải mất đến 3 tháng liền để nghiền ngẫm nội dung của sách, vì nó khó “ngấm” hơn vài sách tâm lý trước đây tôi đọc qua dù sách khá mỏng chỉ hơn 200 trang.

Mời bạn xem thêm: Top 15 cuốn sách Tâm lý hay nhất nên đọc nếu không sẽ hối tiếc

Có một dạo trước đây, tôi rất khó chịu khi phải đọc cuốn sách này, đơn giản là vì cả phần 1 của cuốn sách, tác giả David cứ chăm chăm vô việc đưa ra những thủ thuật để giúp bản thân “đọc vị bất kỳ ai”, mà ngặt một nỗi bản thân mình lại khá là ôn hòa và không thích sử dụng thủ thuật như thế này. Đồng thời, trong tôi cũng mang cảm giác như cuốn sách đang dạy mình sống giả dối hơn và mưu mẹo hơn khi đối diện với người khác.

 

Nhưng rồi sau 1 thời gian chuẩn bị thêm hành trang và can đảm thì tôi cũng đọc được đến phần 2 của cuốn sách. Cảm giác lúc này thật bình tâm và thật là tuyệt vời, phần này tác giả đi sâu khi nói về tâm lý hơn là phô bày những thủ thuật, mưu mẹo một phương pháp thực dụng ở phần 1 nữa. Và khi kể về tâm lý như vầy thì thú thật chính bản thân tôi, 1 đọc giả có thể cảm nhận và đánh giá chính bản thân mình rõ ràng và hoàn chỉnh hơn mặc dù nội dung cũng kiểu cốt yếu để hiểu hơn về “đối phương” ra sao.

Cuốn sách “Đọc Vị Bất Kỳ Ai” được chia thành hai phần và 15 chương:

Chương đầu nói về bảy câu hỏi cơ bản giúp chúng ta nhận biết được đối phương nghĩ gì và cảm nhận của họ. Chỉ đơn giản là những câu hỏi mà đã có thể giúp bạn đoán được phần nào suy nghĩ của người khác rằng liệu họ có đang che giấu điều gì hay liệu họ với ý tốt là hay không, mà gây vô cùng ít nghi ngờ hoặc khó chịu cho người đối diện. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày lúc chúng ta muốn biết cách hành xử cho thích hợp hay đơn thuần chỉ là tò mò muốn biết người kia đang nghĩ gì.

Chương II đi sâu vào khía cạnh hơn vào cách đọc vị người khác. Sau khi đã nắm sơ qua cảm nhận của đối tượng, bạn hãy áp dụng những cách này để hiểu rõ hơn về hành động, tính cách, con người và một phần bản chất của người đối diện mà ngay cả khi chính bản thân họ còn chưa hiểu hết họ. Ví dụ như trong một buổi hẹn hò, nếu biết được người đối diện có cảm tình với bạn, bạn có thể tiếp tục định hình và cố gắng đào sâu thêm về con người họ để có thể quyết định tiếp tục lâu dài hay không. (Đây là 1 trong những lý do tôi ước mình đọc cuốn sách này sớm hơn).

Bằng những câu hỏi có chủ đích, bạn có thể dự đoán được đối phương là người có lòng tự trọng (tôi ko chắc cái này dịch có đúng không) cao hay tốt, sự tự tin như thế nào, liệu còn hứng thú không,… và theo một chiều hướng có thể dự đoán trước được những hành động của họ trước những tình huống khác nhau có thể sẽ xảy ra trong cuộc đối thoại.

Tôi rất chi là ấn tượng ở phần cuối của sách, về lòng tự trọng, tự cao, về cái tôi, cho tôi chợt nhìn thấy bản thân mình trong ấy, như đang đọc vị chính bản thân mình vậy. Sách thiên về khuynh hướng thực hành khá nhiều, áp dụng nhiều và thành thục thì sẽ giúp bản thân trong cuộc sống.

Những nội dung được nêu ở cả 2 phần trên bạn đều thể ứng dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, từ các cuộc trò chuyện phiếm hay các cuộc hẹn hò cho đến những vụ thăm dò ở nhiều cấp độ hoặc những phiên tòa và cũng có thể ở các cấp độ lớn hơn. Chúng có thể ứng dụng linh hoạt và khôn khéo để đạt được các mục đích lớn lao chỉ bằng vài câu hỏi xã giao.

Nhưng xin lưu tâm một điều nhỏ là, không hẵn những chỉ dẫn trong cuốn sách này là đúng 100% đâu, bởi không ai giống ai hoàn toàn cách suy nghĩ suy nghĩ và hành động mỗi người cũng khác nhau. Và đặc thù là những người có kiến thức về tâm lý học, hoặc đơn giản là những người đã từng đọc qua cuốn sách này, thì họ sẽ vô cùng khó để bị nắm bắt được suy nghĩ và họ còn có thể quay ngược lại lừa chúng ta vào loại suy nghĩ mà họ định sẵn. Đứng ở một tình huống như vậy thì chúng ta buộc phải linh hoạt và tỉnh táo để nhận ra “có điều gì đó ko ổn” nhé.

Nhưng nói vậy, cũng không có nghĩa là tôi khuyến khích bạn không nên đọc cuốn sách này. Vì ít ra khi đọc nó, bạn cũng có cơ hội thắng được trong tâm lý của đối phương chứ ví như không đọc thì chúng ta vẫn nắm chắc phần thua rồi. Bạn hiểu ý tôi chứ?

Điểm qua 3 vấn đề cốt lỗi mà Đọc Vị Bất Kỳ Ai học được từ quyển sách này:

1. Từ các hành động mà 1 người nào đấy đã làm, nhận định rõ về hành động của họ
+ Những biểu hiện trên gương mặt: ánh mắt thể hiện rõ nhất
+ Lời kể có gấp gáp, hay thiếu hợp lý?
+ Chuyển sang chủ đề khác.
+ Hành động có sự tự tin hay e thẹn?
+ Giọng nói nhỏ nhẹ, hay dõng dạc?

2. Nhận biết dự đoán suy nghĩ, cách hành xử, hành động tiếp theo của một người. Nghĩ xem điều mà họ đang cố gắng làm là:
+ Tư lợi cho chính bản thân họ.
+ Họ cố gắng thực hiện vì muốn thoả mãn hài lòng cho một ai đó.
+ Lòng tự trọng và cái tôi đối lập nhau.

Để biết được xem người đối thoại có thuộc loại người tự trọng cao hay thấp cũng có nhiều nhân tố khác tác động vào như:
+ Tâm trạng
+ Giá trị nhận được và lòng tin
+ Gự tin hay rụt rè?
+ Nhu cầu chính yếu là gì?
+ khả năng nổ lực trong họ.
+ Tự bào chữa hay không?

3. Hãy học cách phản ứng nhanh, đánh giá lựa chọn lợi thế trong cách hành xử.
+ Giả dụ 1 người có lòng tự trọng cao, tâm trạng tốt: họ sẽ không vì tư lợi cá nhân mà qua đó sẽ hành động những điều đúng đắn, suy nghĩ chắc chắn hơn.
+ Nếu 1 người có lòng tự trong cao, tâm trạng không được tốt. Có 2 kiểu hành động: hoặc sẽ hành động đúng đắn hoặc sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng mà hành động theo suy nghĩ cảm tính.

Với một người tự tin về khả năng thì ở trong nhóm đông sẽ phát huy được lợi thế cực tốt. Nếu như nhóm ít người thì sẽ không thể hiện được hoàn hảo bằng người không có quá nhiều nhiều kĩ năng sống. Một quyết đinh của một người cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chi tiết, nếu sự ủng hộ bạn cho giá trị của họ giảm xuống thì sẽ còn tuỳ thuộc vào lòng tự trọng của người đó.

Tựu chung mà nói để nhìn nhận về 1 người còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, chúng ta cần phải suy tính kĩ và tập luyện thì tôi tin sẽ hình thành thói quen, tôi tin bạn sẽ hiểu rõ và đánh giá 1 cách chính xác.

Quyển sách “Đọc Vị Bất Kỳ Ai” này tuy mỏng nhưng để chiêm ngẫm và thực hiện nhuần nhuyễn theo những nội dung trong đó cũng cần cả 1 thời gian dài đấy, không phải ngon ăn đâu. Ai có thể thực hiện được theo những chỉ dẫn trong sách thì quả thật có thể hiểu người khác hơn mình tưởng tượng.

Tuy nhiên, cuốn sách co1 một điểm trừ nho nhỏ là tác giả của cuốn sách là người phương tây, cho nên có 1 vài chỗ lúc áp dụng vào trong văn hóa phương Đông thì sẽ không được chính xác cho lắm.

Nếu như bạn chưa từng đọc qua tác phẩm này, chắc có lẽ bạn sẽ nghĩ là bất khả thi để qua thực hiện mà đoán được tâm tư, tình cảm của người đối diện. Nhưng không đâu, từng trang sách sẽ dẫn dắt bạn một phương pháp chi tiết, cụ thể qua từng hành vi, khá nhiều điểm kết hợp có sự giải thích dựa trên sinh học, tâm lí học và công nghệ để chứng minh với bạn điều ấy là hoàn toàn có thể. Ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể là một phần vô cùng quan trọng của cuộc sống của chúng ta, vì hầu hết những sự lựa chọn của chúng ta định hình theo chiều hướng vô thức qua hành vi và tâm lí là nhiều.

Thôi thì cuốn sách tâm lý nào cũng có cái hay, cái dở của nó và thú thật tác giả David có một kiến thức sâu rộng nhưng diễn giải lại cực kỳ rõ ràng dễ nắm bắt. Tôi rất nể dịch giả, từng câu từng từ được dịch vô cùng dễ hiểu và mạch lạc.

Với nội dung và giá trị kiến thức về tâm lý con người mà cuốn sách đem đến ắt hẳn sẽ rất phù hợp ích với nhiều người, và cũng có thể có tôi và bạn sau này.

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn